Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Đi lao động ở Nhật Bản theo đường du học

Xuất khẩu lao động nhật bản: Hiện nay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, ở Việt Nam mọi người thường đi theo các chương trình tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng hoặc đi diện kỹ sư, chuyên gia. Tin vui mới dành cho tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng có thể quay trở lại Nhật Bản theo con đường du học ngay sau khi về nước.http://tuvanduhocnhat.wordpress.com/wp-includes/js/tinymce/plugins/wordpress/img/trans.gifHiện nay lao động Việt Nam sang Nhật theo chương trình thực tập sinh kỹ năng là chủ yếu.

Cơ hội cho Thực tập sinh trở lại Nhật Bản Du Học

Sau khi đi tu nghiệp, thực tập sinh ở Nhật Bản, đã có rất nhiều người mong muốn được quay trở lại Nhật Bản để học tập bởi sau một thời gian sinh sống, họ dần cảm thấy yêu mến đất nước, con người và môi trường Nhật Bản hơn. Tự họ nhận thấy được điều kiện sống và làm việc, học tập tại Nhật Bản cũng có nhiều thuận lợi hơn so với Việt Nam. Hơn thế nữa, quãng thời gian làm việc tại Nhật Bản cũng đem lại cho họ chút vốn liếng về tài chính cũng như ngôn ngữ, là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tiếp tục đi du học Nhật.
Tuy nhiên, theo như quy định cũ, thực tập sinh, tu nghiệp sinh sau khi được cử sang Nhật tu nghiệp, phải có nghĩa vụ trở về nước cống hiến những kiến thức mình đã được trau dồi vào việc làm giàu cho đất nước, cho công ty đã cử họ đi tối thiểu là 1 năm. Sau đó họ mới có thể quay trở lại Nhật lao động, nếu họ muốn. Phải chờ đợi trong quãng thời gian dài, không ít bạn trẻ đã mất dần hy vọng hoặc nản chí trong việc tiếp tục đi du học Nhật.

Nhiều thuận lợi cho thực tập sinh, tu nghiệp sinh đi du học Nhật Bản

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bạn trẻ Việt Nam sang học tập, làm việc ở Nhật Bản, mới đây, cục xuất nhập cảnh Tokyo đã ra quyết định mới, thoáng và cởi mở hơn dành cho các tu nghiệp sinh, thực tập sinh. Theo đó, sau khi lao động Việt Nam về nước, không nhất thiết phải ở lại 1 năm như trước, mà có thể sang ngay Nhật Bản theo con đường du học, nếu có nhu cầu muốn tiếp tục sinh sống, học tập tại đất nước này.
Quy định mới này thực sự là một tín hiệu đáng mừng, thỏa mãn niềm mong mỏi của các bạn tu nghiệp sinh, thực tập sinh khi muốn tiếp tục sang Nhật Bản để du học mà không phải chờ đợi 1 năm sau khi về nước. Tất nhiên, khi đi Nhật theo đường du học này các bạn có nhiều cơ hội làm thêm với thu nhập cao, theo sự giới thiệu việc làm của nhà trường và của công ty tư vấn du học.
Về công việc làm thêm dành cho các du học sinh cũng được quy định riêng và rất nhiều thuận lợi: như mức thù lao tối thiểu; thời gian được làm thêm mỗi tuần…

Để biết rõ hơn, bạn có thể tìm hiểu thông tin chương trình du học tự túc tại web nhật bản (nhatban.net.vn) hoặc liên hệ tới cán bộ của TMS Edu để được tư vấn rõ hơn về điều kiện, thủ tục tham gia.

Ký kết hiệp đinh tăng cường tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam tới Nhật bản

Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Ông Nguyễn Gia Liêm, trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết Hội Trung ương các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Okayama, Hiệp hội các tổ chức tiếp nhận thực tập sinh người nước ngoài tỉnh Okayama cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật đã ký kết hiệp định nhằm thúc đẩy tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam và đẩy nhanh quá trình giấy tờ thủ tục.
 
 
Các công ty tiếp nhận thực tập sinh của tỉnh Okayama cho hay phần lớn thực tập sinh nước ngoài đến từ Trung Quốc đang làm việc ở Okayama. Tuy nhiên, do mức lương trong nước ở Trung Quốc tăng nhanh và mối quan hệ Nhật – Trung gặp nhiều vấn đề nên thực tập sinh Trung Quốc có khuynh hướng giảm.
 
Thay vào đó thực tập sinh Việt Nam đến Nhật đang tăng lên. Còn Hiệp hội các tổ chức tiếp nhận thực tập sinh tại tỉnh Okayama cho hay các công ty địa phương này có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh cũng ngày một tăng cao.
 
Hiện có khoảng 400 thực tập sinh Việt Nam làm việc tại tỉnh Okayama trong lĩnh vực may mặc và đóng tàu. Ông Nguyễn Gia Liêm cho biết việc ký hiệp định sẽ tạo điều kiện tăng dần số lượng thực tập sinh Việt Nam đến làm việc ở đây, nhất là tỉnh này đang rất cần số lượng lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).
 

Thu nhập của các thực tập sinh tại đây đạt từ 1.500 USD/tháng trở lên.

Thị trường XKLĐ Nhật Bản nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam

Nhật Bản được đánh giá là một thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng với Việt Nam bởi nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều và mức lương khá cao.Xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản, người lao động có nhiều cơ hội học tập và tiếp cận công nghệ hiện đại. Thời gian gần đây, đơn đặt hàng tuyển dụng lao động của Nhật Bản dành cho lao động Việt Nam đang tăng mạnh. Tuy nhiên, những chính sách siết chặt trong việc tuyển dụng và quản lý lao động cũng khiến người lao động gặp khó khăn khi tiếp cận với thị trường này.
 
 
Theo Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), thị trường cung ứng và tiếp nhận thực tập sinhViệt Nam sang Nhật Bản năm 2013 đang dần ổn định và phát triển theo xu thế tăng về số lượng, ngành nghề. 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã XK được 8.168 lao động sang thị trường Nhật Bản, các ngành nghề cũng đa dạng hơn từ chỗ chỉ tiếp nhận lao động thuộc các ngành nghề kĩ thuật, cơ khí thì giờ đây Nhật Bản đã mở rộng thêm một số ngành cho lao động Việt Nam như: nông nghiệp, lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm, trang trí nội thất... Đây là những ngành khá phù hợp với lao động Việt Nam. Số lượng lao động được tuyển sẽ không bị giới hạn mà tùy vào khả năng đàm phán của doanh nghiệp phái cử lao động.
 
Ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện có hơn 100 doanh nghiệp có chức năng đưa lao động trong nước đi tu nghiệp tại Nhật với số lượng đơn hàng ngày càng tăng cao so với trước cùng các điều khoản có lợi cho người lao động. Nhiều đơn hàng và vị trí công việc được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam. 
 
Đặc biệt, mới đây Việt Nam đã chính thức có thỏa thuận hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang làm việc và học tập tại Nhật Bản. Đây sẽ là một lĩnh vực rất tiềm năng để các doanh nghiệp XK lao động Việt Nam lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của Nhật. 
 
Để được tham gia chương trình này, người lao động Việt Nam cần phải có các tiêu chuẩn như: Điều dưỡng đạt trình độ cao đẳng, đại học có chứng chỉ hành nghề theo luật khám bệnh, chữa bệnh, có kinh nghiệm làm việc thực tế hai năm, có trình độ tiếng Nhật N3 có thể được tuyển sang Nhật thực tập theo ngành điều dưỡng. Khi làm việc tại Nhật phải tham gia kỳ thi quốc gia về điều dưỡng. Nếu đạt sẽ được cấp giấy phép hành nghề và làm việc lâu dài tại Nhật Bản. Mức thu nhập trong lĩnh vực này có thể đạt 2.000-3.000 USD/tháng/người trở lên. 
 
Nhiều lựa chọn ngành nghề cho người lao động
 
Năm 2013, dự kiến Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tuyển chọn 150 ứng viên để đào tạo miễn phí vào cuối năm 2013, trên cơ sở đó sẽ chọn điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn sang Nhật làm việc vào đầu năm 2014.
 
Có thể thấy cánh cửa được làm việc ở thị trường có mức lương hấp dẫn như Nhật Bản đối với người lao động Việt Nam đã rộng mở. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì tuy các đơn đặt hàng khá nhiều nhưng cũng là thách thức đối với người lao động bởi Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khá cao với những điều kiện khắt khe. 
 
Hiện nay, hầu hết các đơn đặt hàng của Nhật Bản đều không tiếp nhận lao động nước ngoài tay nghề thấp, lao động cơ bản mà chỉ nhận dưới hình thức tu nghiệp và thực tập sinh vào Nhật Bản nhằm nâng cao tuy nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 
 
Hàng năm, Việt Nam cử sang Nhật khoảng 10.000 thực tập sinh, kỹ sư, lao động tay nghề cao, đứng thứ 2 trong 15 quốc gia phái cử thực tập sinh sang Nhật. Hiện có khoảng  trên 20.000 thực tập sinh, kỹ sư, lao động có tay nghề của Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản trong các lĩnh vực như điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp… 
 
Mức lương mà thực tập sinh được hưởng khi làm việc tại Nhật Bản tùy theo từng vùng và từng hợp đồng cụ thể. Những ngành như: cơ khí, xây dựng và nông nghiệp có mức lương tối thiểu từ 8,4 đến 10,8 USD/giờ (tùy vùng). Mức lương tham khảo từ 1.200 đến 1.800 USD đối với tu nghiệp sinh, 1.500 - 2.500 USD đối với kỹ thuật viên cao cấp (tương ứng với trình độ cao đẳng và đại học).
 
Ông Tống Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Châu Hưng cho biết: Lao động Việt Nam khi sang Nhật Bản làm việc cần có và thực hiện 3 yếu tố then chốt là: trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và tính kỷ luật. Chi phí tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản dao động trong khoảng 1.500 - 4.000 USD cho một năm làm việc tại Nhật Bản tùy theo từng đơn hàng cụ thể.
 

Để nâng cao được số lượng lao động xuất khẩu sang Nhật Bản, phía Nhật Bản còn hợp tác với một số trường đại học lớn tại Việt Nam như: Đại học Quốc gia, Đại học Công nghiệp trong việc đào tạo và trao đổi lao động chất lượng cao. Đây là một cơ hội tốt để Việt Nam nhận được sự đào tạo từ một nước có thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao như Nhật Bản. 

Nguy cơ mất hợp đồng cung ứng lao động sang Nhật Bản

Trong 8 tháng đầu năm 2013, Nhật Bản đã tiếp nhận gần 5.700 thực tập sinh Việt Nam sang làm việc, với mức thu nhập bình quân khoảng 1.500 USD/tháng. Các doanh nghiệp phái cử trong nước không cần phải quảng cáo nhiều để thu hút lao động bởi sự ổn định về công việc và mức thu nhập của thị trường tiếp nhận lao động này đã là sức hút cực lớn đối với lao động.
 Dẫu hàng năm, phía Nhật Bản vẫn tiếp nhận từ 5 ngàn đến gần 10 ngàn thực tập sinh Việt Nam qua các doanh nghiệp (DN) dịch vụ nhưng điều mà các DN luôn nơm nớp lo lắng sau mỗi chuyến xuất cảnh là chuyện lao động bỏ trốn. Phải mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều năm, một DN phái cử mới tìm được đối tác tiếp nhận lao động lâu dài, công việc ổn định tại Nhật Bản, nhưng chỉ cần 1, 2 lao động bỏ trốn thì DN đôi khi vừa bị phạt tiền, có trường hợp lên tới 10.000 USD/lao động bỏ trốn, vừa bị mất luôn đối tác.
Đầu tháng 8/2013, Chi nhánh XKLĐ của một công ty trong ngành may mặc tại Hoàng Mai (Hà Nội) tiếp nhận thông báo của Công ty Kawamoto (nghiệp đoàn FJB) tại Nhật về việc thực tập sinh Mai Hồng Quân (28 tuổi) ở tổ 3 đường Nguyễn Hữu Tiến, Đồng Văn (Hà Nam) do công ty đưa sang đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc từ ngày 1/8/2013. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, ngày 2/8, đại diện công ty đã lập tức về nhà của thực tập sinh Mai Hồng Quân để tìm hiểu và vận động gia đình khuyên nhủ Quân trở lại nhà máy làm việc. Với đầy đủ các điều kiện, đã tốt nghiệp Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội, Quân hội tụ đủ điều kiện để sang tu nghiệp tại Nhật Bản từ cuối tháng 12/2012.
Làm việc tại nhà máy ở Nhật Bản đang thu hút nhiều thực tập sinh Việt Nam với công việc và thu nhập ổn định.
Cho đến thời điểm bỏ trốn, Quân đã làm việc được 8 tháng, với mức thu nhập ổn định, đúng theo hợp đồng đã ký kết. Trong thời gian này, thực tập sinh Quân cũng không có bất kỳ khiếu nại gì về công việc làm gia công cơ khí, mức lương tại nhà máy ở Nhật Bản. Bản thân bố mẹ Quân ở nhà cũng cho rằng chỉ biết nhờ công ty liên lạc để Quân quay lại làm việc hợp pháp, việc bỏ trốn là ngoài mong muốn của gia đình. Bản thân Quân đối diện với những rủi ro khi ra ngoài làm việc bất hợp pháp, không được bảo vệ quyền lợi. Ngoài ra nghiệp đoàn Nhật Bản sẽ phát lệnh truy nã trên toàn nước Nhật, có thể bị bắt và chịu các mức bồi thường lớn.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Long, phụ trách Ban Xử lý phát sinh của công ty đưa Quân sang tu nghiệp tại Nhật Bản cho biết, để một thực tập sinh bỏ trốn, không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn cá nhân Quân mà còn gây ra rất nhiều thiệt hại cho DN về quan hệ với đối tác, đặc biệt ảnh hưởng đến thị trường tiếp nhận lao động đang được thực hiện rất bài bản, ổn định như Nhật Bản.
Không bị ép làm việc sai hợp đồng, nhưng thực tập sinh vẫn bỏ trốn. Đây là tình trạng mà hầu hết DN phái cử thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản đều gặp phải. Những DN làm lâu năm cũng nhiều phen “ngậm đắng nuốt cay”. Ông Vũ Công Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển nguồn nhân lực LOD cho rằng, cho dù các DN phái cử trong nước có làm cẩn thận, chu đáo đến đâu, thậm chí như công ty của ông đã phải về tận địa phương, tận nhà của thực tập sinh, lo công ăn việc làm, giới thiệu tiếp cho người nhà của thực tập sinh đi làm việc tại Nhật Bản, nhưng có điều kiện trốn là họ vẫn trốn.
“Với mỗi lao động bỏ trốn, tùy theo từng lỗi vi phạm của lao động mà DN phái cử bị phía đối tác phạt từ 4.000 – 5.000 USD, thậm chí có trường hợp mà DN phải chịu trận tới 10.000 USD. DN làm gì bù lại được”, ông Bình cho hay. Tuy nhiên đối với DN làm Nhật Bản thì thiệt hại lớn nhất là mất uy tín với đối tác và rất khó ký được hợp đồng cung ứng lao động tiếp theo.
Theo đánh giá của các DN dịch vụ đưa thực tập sinh sang Nhật Bản, từ tháng 7/2010, phía Nhật Bản bắt đầu thực hiện quy định mới, DN phái cử ở Việt Nam không được thu tiền đặt cọc của thực tập sinh, thì số thực tập sinh mới sau này có dấu hiệu bỏ trốn nhiều hơn trước. Biện pháp nào để chống trốn vẫn chỉ phụ thuộc và cách làm của DN, còn các quy định, chế tài được quy định tại Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, quy định về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực XKLĐ đã có nhưng chưa được thực thi một cách nghiêm túc, quá ít trường hợp bỏ trốn  được xử lý nghiêm, nên người lao động vẫn cứ thấy có cơ hội trước mắt là bỏ trốn, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và thị trường XKLĐ của Việt Nam.
Từ trường hợp bỏ trốn của thực tập sinh Mai Hồng Quân, ông Trần Văn Long rút ra bài học cần phải thẩm tra kỹ hơn về lý lịch, nguồn gốc của người lao động, thậm chí ngay cả khi đối tác Nhật Bản đã đồng ý tuyển, trong quá trình đào tạo 3 tháng về ngoại ngữ, kỹ năng, tác phong tại Việt Nam, DN phái cử nếu phát hiện dấu hiệu “không an toàn” của thực tập sinh thì cũng nên thông báo cho phía Nhật Bản để tìm sự lựa chọn khác. Sáng kiến này cũng có thể có ích cho các DN phái cử lao động của Việt Nam

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ký quỹ 3000$

Ngày 10/10/2013 bộ Lao Động – Thương Binh & Xã Hội đã ban hành thông tư số: 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định về mức trần tiền ký quỹ và thị trường xuất khẩu lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận kỹ quỹ với người lao động. 
Mức trần ký quỹ tùy thuộc vào ngành nghề và thị trường tiếp nhận lao động. Một số thị trường truyền thống của Việt Nam như : Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ có mức ký quỹ trần là 3000$, Đài Loan 1000$, Hàn Quốc 1000$....

 Việc thực hiện ,quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động được thực hiện theo thông tư liên tịch số  17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN.

Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH nêu rõ trong trường hợp người lao động ở nước ngoài vi phạm hợp đồng doanh nghiệp có quyền yêu cầu ngân hàng trích tài khoản tiền ký quỹ của người lao động để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải xuất trình văn bản hoà giải thành với người lao động hoặc phán quyết đã có hiệu lực thi hành của Toà án. Số tiền ký quỹ còn thừa (nếu có) phải trả lại cho người lao động, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.

Với con số đáng báo động 30% - 40% lao động bỏ trốn tại thị trường Nhật Bản, thị trường Hàn Quốc đóng cửa, thị trường Đài Loan với người lao động giúp việc bị đóng cửa, Anh Quốc cấm vĩnh viễn lao động Việt Nam… đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam. Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH đi kèm nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22/8/2013 cho hay người lao động có thể bị phạt 100 triệu đồng khi vi phạm hợp đồng được xem là biện pháp mạnh tay của chính phủ nhằm giảm tỉ lệ bỏ trốn, cải thiện cái nhìn ác cảm của nước bạn về thị trường lao động Việt Nam.

Dưới đây là bảng phí của các thị trường : 


alt
alt

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Các trang web hữu ích cho người làm việc và sinh sống tại Nhật Bản

Dưới đây là các trang web hữu ích cho cuộc sống của bạn tại Nhật Bản hoặc cho những bạn muốn biết và khám phá cuộc sống Nhật Bản.



Trang web tra giá rẻ nhất các mặt hàng điện tử

Tra giá, xem tính năng, xem đánh giá, hỏi đáp,... về các mặt hàng điện tử để tìm giá rẻ nhất. Có thể tìm các thuê bao internet trên trang web này để được mức giá ưu đãi nhất.
価格 (kakaku = giá cách: giá cả): kakaku.com

Các trang web dịch vụ tổng hợp
Đây là các trang web cung cấp mọi dịch vụ cần cho cuộc sống của bạn như tin tức, chơi game, bói toán, hỏi đáp, tra tàu điện, mua bán online, mua vé máy bay, v.v...
Tên tiếng Nhật: ポータルサイト = Portal Site (Cổng thông tin)

Yahoo! Japan: yahoo.co.jp


Livedoor: www.livedoor.com


Tra tuyến tàu điện, giá vé



Lịch các ngày nghỉ tại Nhật năm 2012


Tra thời tiết các địa phương Nhật Bản



Tìm vé máy bay, đặt vé xe buýt, đặt khách sạn,...


Trang mua bán đấu giá lớn nhất Nhật Bản (Yahoo! Auction)


Chơi game miễn phí

Yahoo! Mobage: http://yahoo-mbga.jp/ (cần đăng ký tài khoản Yahoo! Japan để vào chơi)

Báo điện tử tại Nhật



Mua máy tính cũ giá rẻ tại Nhật

Đặt mua trên mạng và máy sẽ được chuyển tới nhà bạn. Bạn có thể thanh toán tiền lúc nhận hàng.


Mua bán, rao vặt tại Tokyo (English = Tiếng Anh)



Giao lưu bạn bè quốc tế và Nhật Bản

Hiragana Times International Party: http://www.hiraganatimes.com/hp/party/index.html
(Tokyo, Osaka, có phí)

Trao đổi ngôn ngữ trên mạng


Mua thẻ điện thoại quốc tế gọi về Việt Nam



Gọi điện thoại quốc tế từ internet (VOIP)

(Trả tiền bằng thẻ tín dụng, cài phần mềm và gọi. Gọi một số nước miễn phí.)

Từ điển tiếng Nhật, dịch văn bản tiếng Nhật, dịch trang web


Top 800 Website Ranking In Japan

CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ.

ĐC: G203, CC Vinaconex 2, Ngõ 43, Phùng Khoang, Hà Đông, Hà Nội

ĐT: 046 295 1359 - Fax: 043.544.5007

DĐ: 0948801166 - 0983 446 369 - 0918008839

Email: phamthuy.dtb@gmail.com

Bốn “Quy tắc vàng” khi đi xuất khẩu lao động

1. Không phải là đi du lịch hay hái ra tiền


Nhiều bạn chưa có dịp đi xa ngay trong nước nên khi có dịp “vi vu” bằng máy bay đến một miền xa

lạ thì thật thú vị. Rồi nghe thông tin khi về ôm một đống tiền để đổi đời lại càng phấn khởi. Cần phải

nói sòng phẳng: Đi xuất khẩu lao động, với cương vị là người đi làm thuê, bạn sẽ phải thực hiện các

yêu cầu (hợp pháp) của người sử dụng lao động, có thể phải làm theo định mức hoặc sản luợng.

Tiền lương và thu nhập khác được xác định qua hợp đồng lao động, muốn kiếm tiền ngoài lương

chỉ có duy nhất một cách: Làm thêm giờ. Mà điều này lại liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Có người đã đổ bệnh vì lạm dụng phương cách đó. Cho nên có thể nói đây là một chuyến đi làm

việc xa nhà, vất vả, phải biết chi tiêu có kế hoạch và tiết kiệm. Tuy nhiên, khi đã quen với nơi làm

việc và điều kiện lao động, không ai ngăn cản các bạn thăm thú đó đây trong ngày nghỉ để biết thêm

về đất nước con người sở tại.

2. Tôn trọng kỷ luật lao động, nội quy của doanh nghiệp, phong tục tập quán của nước sở tại

Đi xuất khẩu lao động, không ít bạn xuất thân từ lao động nông nghiệp. Một số bạn đi từ công

truờng, xí nghiệp trong nuớc.. Hầu hết các bạn chưa quen với tác phong công nghiệp, từ cung cách

làm việc đến ăn, ở đi lại của các nước sở tại được sản xuất theo quy trình công nghệ rất chặt chẽ,

nghiêm ngặt, nếu bạn vi phạm người ta sẽ biết ngay và bạn sẽ bị kỷ luật.

Ngoài giờ làm việc, bạn có dịp tiếp xúc với nhân dân địa phương, phải tôn trọng phong tục tập quán

của họ (ví dụ: Trong quan hệ nam nữ, hút thuốc, uống rượu, kiêng một số loại thịt; tư thế tác phong

lúc đi thăm các nơi tôn nghiêm, tín ngưỡng...).

3. Không sa vào tệ nạn xã hội, không phạm pháp

Ngoài giờ làm việc (lúc tan ca hoặc ngày nghỉ), một số bạn “giải trí” bằng cách uống rượu (có

trường hợp tự nấu rượu lậu), đánh bạc thâu đêm. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn,

thậm chí có trường hợp gây mất an ninh trật tự như đánh nhau, chửi bới làm suy giảm thể diện của

người Việt Nam ở nước ngoài. Có bạn còn bóc lột đồng nghiệp bằng cách cho vay nặng lãi, nghe

lời rủ rê của kẻ xấu bỏ trốn đi làm việc ở nơi khác với ước mơ cóthu nhập cao hơn. Xin khẳng định

với các bạn những việc đó là phạm pháp, bạn sẽ mất việc, bị trục xuất về nước. Không ai chịu bồi

thường cho bạn trong những trường hợp như vậy.

4. Cập nhật thông tin về trách nhiệm và quyền lợi của mình

Các bạn cần nắm vững các địa chỉ sau đây: Điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam, của Ban Quản

lý lao động hoặc đại diện doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở nước mình làm việc, để khi cần thiết

các bạn có thể liên lạc đề nghị tư vấn hoặc trợ giúp. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính,

suy thoái toàn cầu hiện nay, người lao động ở nước ngoài rất dễ mất việc. Trong trường hợp đó,

các bạn cần bình tĩnh. Hiện nay, các nước nhập khẩu lao động như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan

(TQ), Singapore, Cộng hòa Czech, Malaysia... đã điều hành chính sách về vấn đề này để trợ giúp

một phần lao động hồi hương. Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu

lao động của Việt Nam bồi thường cho đối tượng này theo quy định của pháp luật.

Chi tiết về tư vấn xuất khẩu lao động. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp:
Viện đào tạo cán bộ
Website: http://viendaotaocanbo.edu.vn
Hotline: 0948801166